Bối cảnh Cởi_Mở

Ngay trong những năm đầu sau khi hòa bình lập lại tại miền Bắc (19541960), khi mà dòng chảy văn học còn lững thững, phẳng lặng, chưa có những sự kiện nổi bật hứa hẹn những bước phát triển mới về chất, báo hiệu sự nở rộ lần thứ hai của những tài năng đã từng thể hiện mình rực rỡ trước cách mạng hay sự ra đời của những văn tài mới, với những cá tính mạnh mẽ, những tìm tòi kiên định hướng về những đích nghệ thuật mới. Từ cuối những năm 1950 - đầu những năm 1960, áp lực ngày càng gia tăng của những lý thuyết văn nghệ chính thống, được vay mượn từ các nước đàn anh khác cùng một ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu, đòi hỏi văn nghệ Việt Nam nhất tề phục vụ những nhiệm vụ chính trị – xã hội trước mắt theo những mẫu mực được định sẵn đã ảnh hưởng tiêu cực trông thấy đến văn chương. Những khuôn vàng thước ngọc hạn hẹp và cứng nhắc, chủ yếu lấy từ chủ nghĩa hiện thực cổ điển Nga thế kỷ XIX và nghệ thuật Xô-viết chính thống, được khuyến cáo đến mức áp đặt cho mọi văn nghệ sĩ, bóp méo và nhiều khi xoá nhoè khuôn mặt sáng tạo của nhiều người, cản trở sự tìm hiểu, học tập kinh nghiệm của nghệ thuật phương Tây và toàn thế giới. Trong bối cảnh ấy, nội lực của văn hóa – nghệ thuật Việt Nam thể hiện trước tiên ở ý chí và năng lực của những văn nghệ sĩ biết dũng cảm bơi ngược dòng chủ lưu, tìm ra cho bằng được con đường riêng của mình trong nghệ thuật, làm nên những tác phẩm mà ban đầu rất có thể sẽ bị đón tiếp một cách ghẻ lạnh vô cùng nhưng sau này sẽ trở thành những giá trị được cả xã hội thừa nhận, trở thành cái « cổ điển mới ». Đáng tiếc, cái nội lực ấy công chúng biết thưởng thức nghệ thuật ít tìm thấy trong văn chương nước ta trước thời kỳ đổi mới và như đã nói, ngay trong thơ văn hiện nay nó vẫn chưa dồi dào[2].

Tổng Bí thư Trường Chinh xác định vào tháng 7 năm 1948 thì văn học nghệ thuật của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là theo quy tắc[3]:

Về xã hội, lấy giai cấp công nhân làm gốc. Về chính trị, lấy độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội làm gốc. Về tư tưởng, lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm gốc. Về sáng tác văn nghệ lấy chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa làm gốc.

Cơ sở hình thành và tái xác lập tinh thần dân chủ và tư duy đối thoại vốn được manh nha từ sau 1975, khi đất Việt Nam hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối và cuộc sống trở lại hòa bình. Nhưng hai yếu tố trên chỉ thực sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ kể từ sau Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với văn bản của nghị quyết là những lời kêu gọi đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh sự thật và can đảm nói lên sự thật từ diễn đàn của Đại hội được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là những người trí thức, trong đó có những người viết văn[4].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cởi_Mở http://www.viet-studies.info/NhaVanDoiMoi.htm http://www.viet-studies.info/NhaVanDoiMoi/PheBinh_... http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=116... http://www.tienve.org/home/activities/viewTopics.d... http://www.tudotgvn.org/TinTuc/May02/NguyenHo02May... http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p75/c152/n19... http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin... http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin... http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/VanhocVietNamh... http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?op...